Đó là chiến sự Nga - Ukraine kéo dài, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của nước ta đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái…
Theo đó, GDP quý 2/2023 tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý 2/2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Dẫu vậy, theo Tổng cục Thống kê, đây là kết quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp.
Với mức tăng này, GDP 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.
Các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳ các năm 2020 và năm 2021. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,88 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,18%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,13%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,14%, đóng góp 0,37 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,62%; khu vực dịch vụ chiếm 43,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,81% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,21%; 38,00%; 41,85%; 8,94%).
Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,68% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 30,27% vào tốc độ tăng chung của toàn nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 1,15%, đóng góp 6,28%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,0%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 13,20%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 63,45%
Giải ngân FDI 6 tháng đầu năm tăng
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tuy mức tăng còn rất nhẹ nhưng đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và cho thấy các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những tháng đầu năm đã hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp triển khai thực hiện giải ngân vốn đầu tư.
Tuy vốn giải ngân FDI tăng nhẹ nhưng vốn đăng ký vẫn đang trong xu hướng giảm. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến ngày 20/6/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ước đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Mặc dù vốn đăng ký vẫn giảm nhưng mức giảm đã thấp hơn so với các tháng trước và đặc biệt là 5 tháng (7,3%).
Trong tổng vốn đăng ký, có 1.293 dự án mới được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 71,9% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt hơn 6,49 tỷ USD (tăng 31,3% so với cùng kỳ).
Cùng với đó, có 632 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 29,8% so với cùng kỳ), với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 2,93 tỷ USD (giảm 57,1% so với cùng kỳ).
Ngoài ra, còn có 1,594 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4 tỷ USD, tuy giảm 6,6% về số lượng nhưng tăng 76,8% về vốn so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tới 70,4% số dự án mới, song tổng vốn đầu tư chỉ chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong 6 tháng. Trong đó, các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai…
Nếu xét về đối tác, thì các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 76,1% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 6 tháng.
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, chiếm hơn 22,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 27,5% so với cùng kỳ 2022; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 2,21 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,95 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư, tăng 53,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan...
Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 18%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,4%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 28,9%).
Về lĩnh vực đầu tư, 6 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 8,46 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 4,2% so với cùng kỳ. Ngành hoạt động tài chính - ngân hàng đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư hơn 1,53 tỷ USD, chiếm hơn 11,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Các ngành kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 1,53 tỷ USD (giảm 51,5%) và hơn 630,6 triệu USD (tăng 54,4%).
Trong bối cảnh hiện nay, mỗi đóng góp của doanh nghiệp giúp nền kinh tế thu hút và nắm bắt tốt dòng vốn FDI vào Việt Nam. Một ví dụ cụ thể về doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Quay trở lại với TTCK, ngày 30/6, thị trường chứng khoán chính thức khép lại một nửa hành trình năm 2023. VN-Index kết phiên ở mốc 1120,18 điểm. Giá trị giao dịch bình quân trên HOSE đã liên tục tăng lên, từ 9,200 tỷ đồng trong tháng 3, lên 11,200 tỷ đồng trong tháng 4, 12.300 tỷ đồng tháng 5 và tháng 6 đang là 17,200 tỷ đồng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 30/6/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Link nội dung: https://www.doanhnghiepvaphapluat.vn/giai-ngan-fdi-6-thang-cua-viet-nam-bat-tang-tro-lai-a13441.html