Bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt?

04/04/2024 09:46

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét, ngành đồ uống đang gặp tác động tiêu cực kép, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được xem xét sửa đổi theo hướng điều chỉnh tăng theo lộ trình, bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế…

Bày tỏ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thời điểm này đối với ngành đồ uống là chưa phù hợp, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) chỉ ra bất lợi, tiến trình này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề không chỉ với doanh nghiệp sản xuất mà còn với cả chuỗi cung ứng và người tiêu dùng.

Ảnh internet.

Bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt? Ảnh internet.

“VBA kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ít nhất từ năm 2025 trở đi, để tạo các điều kiện giúp các doanh nghiệp phục hồi, ổn định và dần phát triển trở lại”, ông Hưng đề xuất.

Ông Lâm Du An, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty CP Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) cho biết, từ năm 2021, doanh thu của doanh nghiệp giảm 10-15% so với năm 2019, năm 2022 doanh thu giảm 7% và năm 2023 doanh thu giảm 11%, lợi nhuận trước thuế giảm 23%.

“Hiện chi phí đầu vào và nguyên liệu thô cho sản xuất của doanh nghiệp (DN) như giá hoa houblon, vỏ lon, nắp chai, các nguyên phụ liệu, chi phí vận chuyển... đã tăng cao hơn so với mức lạm phát. Các nhà máy sản xuất đang chịu giá đầu vào tăng 20%-40% trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh và giá bán không thể tăng”, ông Lâm Du An nêu thực tế.

Bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt? Ảnh internet.

Bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt? Ảnh internet.

Qua thực tế nắm bắt tình hình hoạt động của các DN nói chung và DN đồ uống nói riêng, ông Đậu Anh Tuấn nhận xét, ngành đồ uống đang gặp tác động tiêu cực kép từ đại dịch Covid-19, tác động của tình hình thế giới và những chính sách liên quan. Đáng chú ý hiện nay, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đang được xem xét sửa đổi theo hướng điều chỉnh tăng theo lộ trình, bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế…

Khẳng định việc áp dụng thêm mức thuế TTĐB tuyệt đối sẽ tạo sự mất công bằng lớn cho ngành đồ uống Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, khi các DN trong ngành đồ uống phải đóng thuế TTĐB nhiều hơn, bị mất lợi thế cạnh tranh đối với DN nước ngoài.

Chính sự cạnh tranh thiếu công bằng vô lý này sẽ khiến các DN đồ uống trong nước kinh doanh thua lỗ, không còn động lực để đầu tư mở rộng hay chiều sâu và dẫn đến phá sản. Nguy hiểm hơn, sự mất cân đối lại tạo lợi thế, động lực cho các DN nước ngoài đầu tư mở rộng sản xuất, nhanh chóng thôn tính thị trường Việt Nam.

Ảnh

Bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt? Ảnh internet.

“Từ trước tới nay vẫn có tình trạng trốn thuế trong ngành đồ uống ở khu vực phi chính thức. DN kinh doanh không khai báo đăng ký thuế, đồng thời có sự khai man sản lượng tiêu thụ để trốn thuế… Việc áp mức thuế tuyệt đối để tính thuế TTĐB cho sản lượng tiêu thụ trong khu vực phí chính thức là bất khả thi, chưa nói tới việc áp mức thuế tuyệt đối quá cao cho sản phẩm đồ uống bình dân giá thấp lại khuyến khích họ càng trốn thuế nhiều hơn”, ông Hải chỉ ra.

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, lộ trình mức tăng thuế TTĐB theo dự kiến của Bộ Tài chính là tương đối cao. Vì vậy, các chính sách ban hành cần bảo đảm nhất quán với định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phục hồi và phát triển DN. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thuế TTĐB cần phải đánh giá tác động một cách toàn diện khi đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng thuế TTĐB.

Xuân Hải (t/h)