Doanh nghiệp Việt phải làm gì để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

28/03/2024 10:30

Trước các làn sóng đầu tư đang hướng vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp băn khoăn “làm thế nào chen chân được vào chuỗi cung ứng toàn cầu”? Chính sách và vốn có thúc đẩy được không?

Ảnh internet.

Doanh nghiệp Việt phải làm gì để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu? Ảnh internet.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông phân tích, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc hướng đến các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối với các doanh nghiệp trong nước.

Các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư tại các địa phương cũng đã được bảo đảm sẵn sàng. Về hạ tầng đất đai, các địa phương đã đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, hình thành mặt bằng sạch để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp điện tử, bán dẫn. Về hạ tầng giao thông chiến lược kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, sân bay cũng đang được tăng cường.

“Các yếu tố như hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, cơ chế chính sách, nghiên cứu phát triển, chiến lược và đặc biệt là nguồn nhân lực đều thể hiện rằng sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng là rất đúng đắn, kịp thời để chúng ta có thể làm chủ và sẵn sàng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trong ngành điện tử, bán dẫn toàn cầu”, Thứ trưởng Đông khẳng định.

Doanh nghiệp Việt phải làm gì để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu? Ảnh internet.

Doanh nghiệp Việt phải làm gì để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu? Ảnh internet.

Ông Lê Anh Dũng, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Bất động sản công nghiệp và cho thuê A+ cho rằng, hiện các nhà đầu tư nước ngoài, các quốc gia sản xuất công nghiệp trên thế giới đã và đang tiếp tục đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để đầu tư, đặt địa điểm chiến lược cho sản xuất phân tán. Và đặc biệt, việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… đã thực sự đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trên bình diện kinh tế thế giới”.

Ông Petel Wu, Tổng Giám đốc Công ty Sunrise Big Data nhấn mạnh: “Với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất thông minh đã trở thành lực lượng chủ chốt thúc đẩy nâng cấp công nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh này, Việt Nam, với vai trò là mắt xích sản xuất mới của Châu Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thông minh toàn cầu…”.

Ông Lưu Văn Đại, Giám đốc CTCP Metal Heat Việt Nam bày tỏ, câu hỏi doanh nghiệp Việt phải làm gì để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang khó với doanh nghiệp cơ khí. Họ đang đau đầu để tìm lời giải. Doanh nghiệp nhìn thấy cơ hội rất nhiều, nhưng tiền không có, chính sách không cho phép thì doanh nghiệp không dám đầu tư cũng như không có khả năng đầu tư.

Doanh nghiệp Việt phải làm gì để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu? Ảnh internet.

Doanh nghiệp Việt phải làm gì để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu? Ảnh internet.

Hai nguyên nhân được doanh nghiệp nhấn mạnh là vốn và chính sách. Về vốn, sản phẩm vào chuỗi cung ứng phải đáp ứng được ít nhất 2 tiêu chí “chất lượng và giá thành”. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra công nghệ tốt, tìm được phương thức sản xuất tốt để giảm chi phí. “Tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới hay đi học công nghệ tiên tiến không phải chuyện khó với doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng để đầu tư công nghệ mới cần rất nhiều tiền, một doanh nghiệp nhỏ rất khó đủ tiềm lực tài chính để đầu tư, những Startup thì càng khó khăn hơn”, ông Đại phân tích.

Ông Đại phân trần, doanh nghiệp tiếp cận vẫn vốn rất khó, còn nhiều rào cản dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (DNNVV). “Để có được sự hỗ trợ vốn, DN phải dành rất nhiều thời gian để theo đuổi, gây tổn hại rất lớn đến cơ hội của DN” - đại diện DN thẳng thắn. Do đó, DN đề nghị Nhà nước nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi hơn nữa đối với các DN cơ khí như miễn giảm thuế; Miễn giảm lãi suất vay vốn và đơn giản hóa thủ tục vay vốn từ các quỹ hỗ trợ của Nhà nước, tạo điều kiện cho DN nâng cao sức cạnh tranh để tham gia vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.

Đề nghị Chính phủ cần phân công các đầu mối giám sát các chuỗi sản xuất, thông báo cho DN về các yêu cầu về lựa chọn nhà cung cấp linh kiện, sản xuất phụ trợ để các DNNVV đăng ký tham gia chuỗi, qua đó có cơ chế, biện pháp hỗ trợ các DN này nâng cao năng lực đủ điều kiện tham gia chuỗi; Thành lập một nhóm, hoặc tổ chức kết nối DN nước ngoài với các DN trong nước cung cấp linh kiện và sản xuất phụ trợ trong nước.

 

Xuân Hải (t/h)