Thị trường chứng khoán ngóng sản phẩm mới

05/08/2023 08:33

Chốt phiên hôm nay 3/8, VN-Index giảm 9,48 điểm xuống 1210,95 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 21,618 tỷ đồng. Toàn sàn có 154 mã tăng giá, 311 mã giảm giá và 62 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 1,54 điểm xuống 239,77 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 101,2 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 1,791 tỷ đồng. Toàn sàn có 72 mã tăng giá, 123 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,14 điểm lên 91,02 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 66,2 triệu đơn vị, tương ứng gần 989 tỷ đồng. Toàn sàn có 142 mã tăng giá, 138 mã giảm giá và 90 mã đứng giá.

photo-1691071782305

Sau động thái đưa trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ lên sàn giao dịch tập trung, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cho biết đang nghiên cứu triển khai thêm một số sản phẩm mới.

Chờ đón hệ thống hệ thống KRX

Tiến độ triển khai hệ thống giao dịch mới mà Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) phối hợp với nhà thầu KRX tiếp tục chậm trễ so với dự kiến.

Cuối năm 2020, đầu năm 2021, khi dòng tiền cá nhân ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán, thanh khoản tăng đột biến, hệ thống giao dịch của sàn HOSE thường xuyên rơi vào tình trạng "nghẽn lệnh", gây bức xúc cho giới đầu tư.

Nhiều giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng để khắc phục tình trạng này như nâng lô giao dịch từ tối thiểu 10 cổ phiếu lên 100 cổ phiếu, chuyển cổ phiếu từ HOSE sang giao dịch trên HNX. FPT cũng đã vào cuộc khắc phục hệ thống phần mềm giao dịch của HOSE, theo đó nâng khả năng xử lý lệnh gấp 3-5 lần so với hệ thống cũ.

Tuy vậy, đó chỉ là những giải pháp tạm thời, giới đầu tư vẫn chờ đợi hệ thống KRX do đối tác Hàn Quốc thực hiện (bắt đầu triển khai từ nhiều năm trước) đi vào vận hành. Bởi lẽ, thị trường kỳ vọng việc đưa hệ thống KRX vào vận hành là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ triển khai một số sản phẩm, nghiệp vụ mới như giao dịch trong ngày (T+0), bán khống, quyền chọn cổ phiếu…

Tuy vậy, đã hơn một năm kể từ khi xảy ra sự cố nghẽn lệnh, trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán mới đây, lãnh đạo HOSE cho biết, hiện tại dự án đã xong giai đoạn kiểm thử nội bộ đối với 3 đơn vị HOSE, HNX, VSD, "nhưng việc test với các thành viên thị trường thì vẫn phải thực hiện nhiều lần, sau đó sẽ thực hiện chạy thử với toàn bộ thành viên thị trường".

Dù vậy, những người trong cuộc cũng thừa nhận, hệ thống KRX rất phức tạp nên đòi hỏi nhiều thời gian để vận hành.

"Hiện HOSE đang phối hợp chặt chẽ với các thành viên trên thị trường để nỗ lực sớm đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào hoạt động, đảm bảo vận hành thị trường liên tục hiệu quả, an toàn về hệ thống và xuyên suốt về thông tin", lãnh đạo HOSE chia sẻ.

Trong cuộc họp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), lãnh đạo Bộ Tài chính cũng chỉ đạo cơ quan này và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Theo kế hoạch, hệ thống KRX sẽ đi vào vận hành trong năm nay, tạo nền tảng để có được cải cách khác liên quan đến vận hành thị trường.

Tăng sản phẩm phái sinh

Ngày 10/8 tới, thị trường chứng khoán phái sinh tròn 6 năm đi vào hoạt động, tuy vậy, sản phẩm của thị trường này vẫn còn quá ít ỏi. Ở các thị trường phát triển, số lượng sản phẩm chứng khoán phái sinh thường lên tới vài trăm mã…

Nhìn sang các thị trường chứng khoán trong khu vực, chẳng hạn thị trường chứng khoán phái sinh Singapore ra đời từ năm 1983, triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei 225 trước rồi mới triển khai tiếp sản phẩm quyền chọn...

Hay thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc, Thái Lan luôn triển khai trước các sản phẩm phái sinh được nhà đầu tư cá nhân và tổ chức ưa chuộng là sản phẩm hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số chứng khoán, rồi mới đến các sản phẩm khác.

Theo các chuyên gia, ngoài việc nghiên cứu thêm sản phẩm phái sinh trên chỉ số cổ phiếu như VNX50 hay VNX100, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam cũng nên tiếp tục triển khai các sản phẩm quyền chọn, phái sinh trên lãi suất, trái phiếu...

Mong mỏi từ giới đầu tư đang được hồi đáp. Theo bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), cơ quan quản lý đang nỗ lực triển khai các sản phẩm khác trên thị trường phái sinh như sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN100 trong tương lai gần, tiếp đó là hợp đồng tương lai với tài sản cơ sở khác, sau đó tiến tới hợp đồng quyền chọn như thông lệ trên thế giới.

Kỳ vọng T+0 sớm được triển khai

Có 2 nội dung liên quan sản phẩm VSD cần chuẩn bị trên nền tảng công nghệ mới dù đã có khung pháp lý, đó là mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm (CCP) cho thị trường chứng khoán cơ sở. Hiện tại, VSD đang gấp rút để áp dụng thời gian thanh toán T+2.

Ông Dương Ngọc Tuấn, Phó giám đốc VSD chia sẻ, dự kiến ngày 29/8 tới, nếu được UBCK phê duyệt, VSD sẽ chính thức triển khai áp dụng việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán chứng khoán theo chu kỳ T+2 theo dự thảo Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

Theo đó, nhà đầu tư sẽ giao dịch được vào chiều ngày T+2 khi chứng khoán và tiền đã được hoàn tất thanh toán (T+1,5), không phải đợi tới ngày T+3 như hiện nay.

Trong khi đó, sản phẩm được thị trường chờ đợi là mua bán trong ngày (T+0), cũng được tích hợp trong gói thầu KRX, hiện VSD đã chuẩn bị pháp lý, cấu phần hệ thống cần có. T+0 nếu được triển khai sẽ là cột mốc đánh dấu sự phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Dù vậy, lãnh đạo VSD cho biết, hệ thống mới khi đi vào vận hành chỉ mới là điều kiện cần, còn để thực hiện ngay sản phẩm T+0 mà thị trường đang mong ngóng thì phải chờ quyết định của cơ quan quản lý.

Bởi kỳ vọng tăng tính thanh khoản cho thị trường nhưng T+0 tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán trong quá trình thực hiện giao dịch nếu thiếu một quy trình quản lý rủi ro một cách nghiêm túc, chặt chẽ vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến vận hành thị trường.

Hơn nữa, giao dịch trong ngày được đánh giá là kỹ thuật giao dịch rất phức tạp, có tính rủi ro cao nên chỉ phù hợp với các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Đối với nhà đầu tư cá nhân, tại một số thị trường, giao dịch trong ngày chỉ được áp dụng kèm theo những điều kiện nhất định.

Việc cho phép vừa mua, vừa bán chứng khoán trong ngày là một trong những cơ chế giao dịch được quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC nhằm góp phần cải thiện thanh khoản, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa được thực hiện trong sự sốt ruột của nhà đầu tư và nhiều thành viên thị trường.

Theo lãnh đạo VSD, để triển khai thành công bất kỳ sản phẩm hay nghiệp vụ mới nào của thị trường chứng khoán, bên cạnh sự sẵn sàng về hệ thống công nghệ thì còn cần đến sự hoàn thiện đồng bộ về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế khắc phục các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.

Để triển khai thành công, bên cạnh sự nỗ lực của các tổ chức hạ tầng thị trường, bao gồm VSD và các sở giao dịch chứng khoán, tiến độ triển khai còn phụ thuộc vào các thành viên thị trường, nhất là trong vấn đề thiết lập cơ chế kiểm soát và xử lý rủi ro trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán.

Quay trở lại với cơ hội đầu tư cụ thể, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Khép lại phiên giao dịch ngày 3/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,600 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Bạn đang đọc bài viết "Thị trường chứng khoán ngóng sản phẩm mới" tại chuyên mục KINH TẾ.