TTCK liệu có đang lùi nhịp để lấy đà?

21/08/2023 09:13

Khép lại phiên giao dịch ngày 18/8, VN-Index giao dịch khiêm tốn từ khi mở cửa và áp lực bán dâng cao vào phiên chiều. Chỉ số sàn HoSE đóng cửa ở mốc 1177,99 điểm, giảm hơn 55 điểm so với phiên hôm 17/8. HNX-Index giảm hơn 14 điểm, còn UPCoM giảm 3,5 điểm. Đây là phiên giảm điểm khốc liệt nhất của thị trường trong năm 2023.

Cụ thể, Trên sàn HOSE có hơn 1,7 tỷ cổ phiếu được giao dịch, tương ứng hơn 36,145 tỷ đồng. Toàn sàn có 25 mã tăng, trong khi có tới 486 mã giảm và 18 mã đứng giá.

photo-1692539923508

HNX-Index giảm 14,1 điểm xuống 235,96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 238,3 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 4,177 tỷ đồng. Toàn sàn có 33 mã tăng giá, 210 mã giảm giá và 25 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 3,47 điểm xuống 39,27 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 154,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1,819 tỷ đồng. Toàn sàn có 87 mã tăng giá, 304 mã giảm giá và 88 mã đứng giá.

Như vậy, thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 42,1 nghìn tỷ đồng. Đây là con số rất cao trong nhiều tháng qua.

Vì sao VN-Index "đỏ lửa"?

Các chuyên gia đưa ra 3 nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng bán tháo trên thị trường. Đầu tiên là động thái chủ động hạ margin của nhà đầu tư sau khi một công ty chứng khoán top đầu thị phần môi giới thông báo giảm tỷ lệ ký quỹ với nhiều cổ phiếu từ ngày 22/8. Tiếp theo là diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu trụ cột như họ cổ phiếu "Vin". Cuối cùng đợt tăng mạnh vừa qua của tỷ giá trong nước và thông tin tiêu cực về một tập đoàn BĐS lớn tại Trung Quốc khiến tâm lý nhà đầu tư lo sợ.

Thống kê cho thấy, tất cả các nhóm ngành đồng loạt giảm mạnh trong tuần này, với mức giảm mạnh nhất đến từ bất động sản và bán lẻ. VIC (-7,9%) và VHM (-6,7%) là hai cổ phiếu gây áp lực lớn lên thị trường, lấy đi hơn 10 điểm của VN-Index. Theo sau là các cổ phiếu vốn hóa lớn như BID (-5,4%), VPB (-6,4%), MSN (-6,5%), GAS (-3,8%)… Bên cạnh đó, tuần này, khối ngoại tiếp tục bán ròng lần lượt 987 tỷ đồng và 143 tỷ đồng trên HOSE và HNX…

Thị trường chứng khoán được kỳ vọng vẫn hấp dẫn dòng tiền

Về trung hạn, thị trường vẫn duy trì đánh giá tích cực đối với triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam với các yếu tố hỗ trợ mạnh sau: Môi trường lãi suất; Chính phủ bơm tiền thông qua các động thái đẩy mạnh đầu tư công, kích cầu tiêu dùng (giảm thuế, phí, tăng lương cơ sở,…); Xu hướng phục hồi của nền kinh tế và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong những tháng cuối năm.

Các chuyên gia kỳ vọng thị trường có thể xuất hiện nhịp phục hồi kỹ thuật trong tuần tới và nhà đầu tư nên hạn chế bán tháo cổ phiếu.

Thị trường vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi kể từ giữa tháng 11/2022, với mức định giá P/E của thị trường đã được đẩy lên gần ngưỡng trung bình 5 năm là 17,7 lần. Trong đó, 72% mức tăng của chỉ số P/E đến từ việc VN-Index tăng điểm và 28% đến từ việc EPS sụt giảm.

Theo phương pháp từ Bloomberg tính toán cho chỉ số P/E, EPS của thị trường (12 tháng gần nhất) đã giảm 11% so với năm 2022.

Các chuyên gia kỳ vọng trong các báo cáo trước là P/E của thị trường sẽ tiếp tục hướng về ngưỡng trung bình 5 năm. Tăng trưởng EPS sẽ phục hồi theo hình chữ U, sau khi quý 1 và quý 2 đã giảm 23% và 21% so với cùng kỳ (theo phương pháp tính của Bloomberg).

Mức tăng trưởng của hầu hết các ngành đều có sự khởi sắc trong nửa cuối năm nhờ lãi suất cho vay giảm và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; xuất khẩu và tiêu dùng trong nước hồi phục; các dự án đầu tư công được đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới; các chính sách hỗ trợ.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục duy trì với mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,5%, mặc dù tăng trưởng GDP nửa đầu năm chỉ đạt 3,7%. Để đạt được mức tăng trưởng lên đến 9% trong nửa cuối năm 2023, đầu tư công sẽ đóng vai trò chính (7 tháng đầu năm tăng trưởng 43% YoY; kỳ vọng mức giải ngân trong 6 tháng tới tăng 16% YoY để đạt được mức mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao).

Đáng chú ý, dữ liệu vĩ mô tháng 7 cho thấy dấu hiệu phục hồi của xuất khẩu, FDI, và du lịch. Trong khi đó, Chính phủ tiếp tục nỗ lực tháo gỡ nút thắt cho ngành bất động sản, cũng như các tổ chức phát hành trái phiếu, giúp cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư.

Về phía chính sách tiền tệ, do cầu tín dụng vẫn thấp nên được kỳ vọng sắp tới Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ cắt giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn.

Tâm lý nhà đầu tư cá nhân trong nước chuyển biến tích cực thể hiện qua số tài khoản mở mới 3 tháng liên tiếp trên mỗi 100 nghìn tài khoản/tháng. Giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE cũng ghi nhận tháng thứ 4 cải thiện liên tiếp. Trong đó, tỷ trọng giá trị giao dịch của nhóm cá nhân trong nước chiếm gần 87% tổng giá trị giao dịch tháng 7, ghi nhận 4 tháng liên tiếp trên ngưỡng 85% tổng giá trị, tăng đáng kể so với mức bình quân 80% các tháng trước đó.

Hơn nữa, tổng mức cho vay ký quỹ đã tạo đáy cuối quý 4/2022 và liên tục cải thiện 2 quý liên tiếp. Dù vậy, tỷ lệ nợ vay ký quỹ cuối quý 2/2023 chỉ mới bằng khoản 70% vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán, thấp hơn mức đỉnh cuối quý 1/2022 là gần 130%.

Trong lịch sử, từ quý 3/2020 đến quý 1/2022, thị trường giao dịch trên vùng P/E trung bình 5 năm nhờ các động lực kỳ vọng các chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn COVID; nợ vay ký quỹ tăng mạnh kể từ quý 2/2020; số tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng mạnh từ tháng 3/2020; giá trị giao dịch bình quân tăng mạnh kể từ tháng 10/2020; kỳ vọng lợi nhuận phục hồi trong năm 2021.

Thời điểm đầu tư sinh lời dài hạn

Ở thời điểm hiện tại, những yếu tố hỗ trợ kể trên đang được kỳ vọng lặp lại trong giai đoạn tới bao gồm sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa và tiền tệ, triển vọng phục hồi lợi nhuận trong 2 quý tới, cùng với việc thanh khoản thị trường cải thiện và sự lạc quan từ nhóm nhà đầu tư cá nhân.

Đúng như vậy, điểm tựa của thị trường hiện tại là dòng tiền ở trạng thái dồi dào và hoạt động khá tích cực, với thanh khoản duy trì ở mức cao hơn cả mức giao dịch bình quân của giai đoạn bùng nổ 2020-2021.

Dòng tiền đang là yếu tố mang tính quyết định xu hướng vận động của thị trường ở giai đoạn hiện tại, cũng như xác lập khả năng thị trường có thể tiếp tục đi lên.

Khi xu hướng đi lên vẫn còn tiếp diễn, thì việc nắm giữ tỷ trọng cao nên được ưu tiên. Trong đó, các phiên điều chỉnh rung lắc lại là cơ hội để nhà đầu tư cân nhắc tái cơ cấu lại danh mục của mình hợp lý hơn. Bởi vì, nhịp điều chỉnh thường là thời điểm lộ diện ra các nhóm cổ phiếu mạnh, và việc điều chỉnh danh mục theo sự luân chuyển của dòng tiền trong các phiên ở cuối tuần qua có thể là một lựa chọn tốt.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

Khép lại phiên giao dịch ngày 18/8/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,600 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Bạn đang đọc bài viết "TTCK liệu có đang lùi nhịp để lấy đà?" tại chuyên mục KINH TẾ.